Dấu hiệu thiếu sắt khi mang thai và những thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu tốt nhất.
Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể bởi sắt là nguyên liệu để tổng hợp hemoglobin – một chất có mặt trong tế bào hồng cầu, tham gia vào quá trình cấu tạo thành myoglobin (sắc tố hô hấp của cơ) cũng như nhiều enzyme khác và đặc biệt là tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Khi mẹ bầu bị thiếu sắt sẽ dễ bị mệt mỏi, sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh và thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, suy dinh dưỡng bào thai,… Bài viết này NUTSHEALTH muốn chia sẻ cùng các mẹ các dấu hiệu nhận biết cơ thể mình đang bị thiếu máu và một số thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất nhé.
Thiếu sắt khi mang thai nguyên nhân do đâu và dấu hiệu nhận biết?
Khi phụ nữ mang thai, nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao để phù hợp với sự thay đổi sinh lý của mẹ bầu và cung cấp cho thai nhi. Thông thường nhu cầu về chất sắt và acid folic thường tăng gấp đôi so với bình thường. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, mẹ bầu sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu.
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trong thời kì mang thai:
- Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.
- Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.
- Chế độ ăn uống ít chất sắt. Thực đơn ăn kiêng hà khắc, hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thiếu máu.
- Mẹ bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.
- Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.
- Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.
- Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.
- Các bệnh lý mạn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.
Dấu hiệu mẹ bầu thiếu sắt cần lưu ý:
- Thường xuyên gặp tình trạng nhức đầu hoặc đau đầu dữ dội.
- Da xanh, sức khỏe yếu.
- Hay mệt mỏi, uể oải, chán ăn, dễ cáu gắt, tâm lý không ổn định, khó ngủ.
- Hay khó thở, tim đập nhanh.
- Có một dấu hiệu nữa đó là ở mi mắt dưới, phần niêm mạc sẽ rất nhợt nhạt do mẹ bầu thiếu sắt.
Những loại thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu tốt nhất.
Thông thường, ngay từ khi có thai, bác sĩ sẽ kê viên sắt bổ sung cho các mẹ bầu. Kể sau khi sinh, các bà mẹ cũng không nên chủ quan mà vẫn phải bổ sung sắt. Bởi vì, không ốm yếu, mệt mỏi hay da xanh thì không có nghĩa là mẹ bầu có đủ sắt trong cơ thể. Hơn nữa, mẹ bầu cần nạp thêm sắt để nuôi dưỡng, cung cấp cho thai nhi những dưỡng chất quan trọng để phát triển. Ngoài việc uống viên sắt bổ sung hay truyền qua đường tĩnh mạch đối với những mẹ bầu không thể hấp thu sắt bằng cách uống, thì chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu cũng rất quan trọng trong việc cung cấp sắt. Những thực phẩm giàu chất sắt mẹ bầu nên biết đó là:
- Bí đỏ: Thành phần dinh dưỡng trong bí đỏ rất phong phú, giá trị dinh dưỡng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non. Vì thế, ăn nhiều bí đỏ chín sẽ giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
- Thịt bò: Mỗi phần thịt bò chứa 2,5 – 3mg sắt và đây là loại chất sắt mà cơ thể con người dễ hấp thụ nhất. Phần thịt nạc sẽ chứa nhiều chất sắt hơn phần chứa gân và phần mỡ. Vì thế, mẹ bầu nên chọn phần thịt nạc để chế biến các món ăn từ thịt bò.
- Bông cải xanh (súp lơ xanh): là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.
- Cháo bột yến mạch: Bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Đây là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Quả chà là: Không chỉ là thực phẩm chứa chất sắt dồi dào mà chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ. Vì thế khi mang thai mẹ bầu có thể sử dụng món ngọt ăn vặt hàng ngày để tăng sản xuất hồng cầu.
- Rau bina (cải bó xôi): Không chỉ giàu axit folic mà chỉ cần ½ bát rau bina nấu chín có chứa đến 3,2 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Đây là loại rau rất dễ chế biến và dễ ăn. Mẹ bầu có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon.
- Quả chuối: Không những có công dụng trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa mà chuối còn là nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt, thực phẩm bổ máu cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai.
- Quả nho: Nho là loại trái cây chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu. Không những tốt cho mẹ, nho còn rất tốt cho thai nhi, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh và phát triển hệ thần kinh cho bé.
- Mía: Ít ai biết rằng ngoài đường ra thì trong cây mía có chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất. Do đó, mía không chỉ chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết. Mẹ bầu thường xuyên ăn mía hoặc uống nước mía không chỉ có tác dụng giải khát trong những ngày hè nóng nực mà còn giúp mẹ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm sạch răng miệng và còn tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
- Các loại hạt, quả khô: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều sắt. Đặc biệt là ở trong hạt bí ngô thì với 100gr hạt sẽ có khoảng 15mg sắt.
Các loại hạt, quả khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh, hạt macca… là nguồn chất sắt dồi dào là nguồn thực phẩm bổ máu cho mẹ bầu khá tốt.Khi mang thai mẹ bầu nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Hấp thu sắt như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Để việc hấp thụ sắt hiệu quả các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Nên bổ sung sắt vào lúc đói là thời điểm thích hợp nhất.
- Trước và sau khi uống sắt khoảng 1 – 2 tiếng, mẹ bầu không được sử dụng trà, cà phê hoặc sữa. Bởi những chất này có thể ngăn chặn quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể. Thay vào đó bạn nên uống nước cam. các loại nước chứa Vitamin C, như vậy mới là cách hấp thụ sắt cho bà bầu đúng cách.
- Uống sắt nhiều dễ dẫn tới tình trạng táo bón. Vì thế cách hấp thụ sắt tốt nhất, an toàn nhất cho bà bầu là bạn nên kết hợp việc uống sắt với nước ép mận, để khắc phục táo bón hiệu quả.
Hi vọng với những dấu hiệu thiếu sắt khi mang thai của mẹ bầu mà NUTSHEALTH đã chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ biết được thiếu sắt khi mang thai như thế nào rồi nhé. Mẹ bầu bị thiếu sắt nhẹ thì không nên uống thuốc để bổ sung sắt quá nhiều, mà thay vào đó có thể bổ sung sắt bằng các thực phẩm ăn uống hàng ngày sẽ tốt cho sức khỏe của các mẹ và thai nhi tốt hơn.